Ông chủ hay Vết thương đằng sau những đồng tiền đầu tiên

Ông chủ (oc) người Iran. 35 tuổi. Vợ và hai con – một gái một trai. Đứa con trai vừa được gần 1 tuổi nhìn như thằng bé lai.

Oc tuy ham tiền nhưng không có ý tưởng nào đột phá. Một dạo oc hỏi mình “Mày có biết làm thế nào để tăng doanh thu không? Vì mày thấy đấy, gần 12 giờ trưa rồi má cái nhà hàng vắng tanh”. Tôi im lặng. Không phải vì tôi không có ý tưởng mà vì nghĩ lạ nếu tăng doanh thu, nghĩa là tăng lượng khách hàng thì công việc sẽ đè nặng lên vai những người trong bếp, trong đó có tôi. Nên nghĩ đi nghĩ lại mặc dù rất muốn giúp ông chủ nhưng tôi đành chọn phương án im lặng

Bạn có biết:

– Trong 6 tháng làm việc tại nhà hàng, mỗi ngày tôi phải trai qua 13 tiếng đồng hồ làm việc không ngừng nghỉ từ 10 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Mỗi bữa ăn chỉ trong vòng 15 phút rồi lại tiếp tục làm việc. Có tuần tôi làm đến 5 ngày không nghỉ. 

– Lương mỗi giờ là 3.8 euro. Thấp hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu 9eu mà nhà nước Phần Lan quy định. Đã thế lại không có pay check. Hiểu một cách đơn giản, pay check là tờ giấy mà chủ phải đưa cho nhân viên sau khi đóng thuế và gửi lương qua tài khoản ngân hàng. Không có Pay check đồng nghĩa với việc tôi làm chui, không có hợp đồng, trốn thuế và cũng không có bảo hiểm. Nếu mà nhà hàng có cháy, tôi có chết thì cũng coi như tôi không được sự giúp đỡ gì từ chính người chủ của mình. 

– Tôi bị đối xử không khác gì một người đàn ông. Mọi việc nặng trong nhà hàng dù nặng đến đâu tôi cũng được huấn luyện để làm . Tôi không được từ chối, cũng không được thắc mắc. Dần dà, tôi trở nên chai lỳ trước những yêu cầu của những người làm trong bếp, tôi được/bị sai vặt nhiều hơn vì họ nghĩ rằng : Nếu như thuê tôi đến làm với giá rẻ mạt như vậy mà việc gì training xong tôi cũng làm được, thì hà cớ gì họ không bóc lột thêm để tiết kiệm nhân công mà vẫn có một đứa làm tốt từ A- Z như vậy. 

Quay trở lại chuyện oc, oc có vẻ không thích vì tôi hay yêu cầu giấy tờ thuế mà điều này oc đã cố tình lẩn tránh với những nhân viên trước. Nói thật tôi cũng chả phải loại người thúc ép người khác tới bước đường cùng nhưng đã dính tới pháp luật thì tôi không muốn lằng nhằng, loanh quanh hay làm trái vì những sống ở một quốc gia không phải quê hương mình, việc đi ngược lại với những quy định chỉ là tự làm thiệt thân mình, mặc dù tiền thuế cao mà tôi phải trả sẽ chi lại cho những ‘người thất nghiệp’ – từ ngữ để bao biện cho những kẻ ăn bám ( mặt trái của chủ nghĩa tư bản )

Oc cũng rất tinh ranh với việc khai gian giờ làm và mức lương của tôi với cơ quan thuế. Trong khi trong hợp đồng, tôi làm 10h/tuần với mức lương 9eu/giờ thì thực tế là có khi tôi làm tới 70h/tuần với mức lương 3.8eu/h. Và điều đó vẫn đang diễn ra vì tôi không biết tiếng Phần, lại chưa kiếm được công việc mới, lại ít mối quan hệ bên ngoài nên tình thế lại càng khó khăn hơn.

Bạn biết đấy. Đôi khi thực tế không như những gì ta từng mơ tưởng.

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Ông chủ hay Vết thương đằng sau những đồng tiền đầu tiên

  1. Làm chui rất nguy hiểm, nếu em thu thập được đủ chứng cứ có thể kiện ông chủ này ra tòa, ông ta sẽ sập tiệm, phải bồi thường cho nhân viên và thậm chí đi tù. Việc làm tốt ở Phần này đâu có thiếu, tội vạ gì phải làm chui vậy. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Còn giấc mơ Mỹ? Ở Mỹ quyền lợi của người nhập cư còn tệ hơn ở đây, e là em chỉ dấn thân vào một hố đen không có đáy thôi…

    • Bởi vì nhà hàng này cả ông chủ lẫn nấu bếp đều là người Iran, chỉ mình em là người nc ngoài nên cách tốt nhất vẫn là lẳng lặng rút đi thôi anh ạ. chứ kiện tùng lằng nhằng mà có khi lại còn thiệt thân nữa…

      Em chỉ định đi du lịch thôi chứ không đặt nặng vấn đề định cư ở đó. E vẫn nghĩ nếu được e chịu khó làm ở Phần rồi từ từ học tiếng, nhưng đó là chuyện sau này, còn bây giờ em vẫn thích đến Mỹ một chuyến xem nó ntn.

  2. Pingback: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm ở Phần Lan | TrangVivi's Blog

Gửi phản hồi cho Audrey Hủy trả lời